Phương pháp giáo dục lối sống theo mô hình CGD
Một quy tắc quan trọng trong thiết kế GDLS là 𝐠𝐢𝐚́𝐨 𝐝𝐮̣𝐜 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐥𝐚̀𝐦 𝐜𝐮̣ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐇𝐒. Giáo viên (GV) không nói suông, không bắt buộc trẻ “phải” ghi nhớ yêu cầu và thực hiện, mà thông qua việc làm của mình, trẻ rút ra được cách ứng xử và giá trị của hành vi có văn hoá.
Muốn có lợi ích gì cho mình, trẻ phải tự làm ra CÁI chứa lợi ích ấy. Đó là nguyên tắc vàng về GDLS. Trẻ tự làm lấy, dù làm việc gì cũng đều vì lợi ích tối ưu của trẻ. Những việc này được thiết kế trước. Do đó, tự làm lấy hiểu là tự làm theo bản thiết kế của thầy. Trẻ TỰ LÀM LẤY cần được hiểu rạch ròi:
𝟏- 𝐥𝐚̀𝐦
𝟐-𝐭𝐮̛̣ 𝐥𝐚̀𝐦
Làm là làm thật, tác động lên đối tượng, làm biến đổi nó theo mục đích của mình (thành sản phẩm). Tự làm không phải tự ý muốn làm gì thì làm mà làm theo bản thiết kế, làm một cách có ý thức, có trách nhiệm. Tự mình làm ra sản phẩm có thật, mang lại lợi ích có thật thì lợi ích là chân chính, có giá trị tự giáo dục lớn nhất, đáng tin nhất. Làm một cách có ý thức, nhằm đến mục đích tự giác ở phía trước, làm từng thao tác theo trật tự, làm chuẩn xác, đầy trách nhiệm. Tất cả sẽ nhập vào sản phẩm.
Thiết kế GDLS tập trung để trẻ trải nghiệm tình huống thực và được hướng dẫn cách ứng xử như thế nào. Trẻ trải nghiệm tình huống mô phỏng và được hướng dẫn các việc làm theo mẫu.
Các hình thức tổ chức như: trò chơi, đóng vai, mô phỏng cuộc sống thực, xem băng hình, nghe kể chuyện, trao đổi thảo luận, tự nghiên cứu… cần được vận dụng phù hợp để đưa vào từng nội dung thiết kế. Sự tương tác giữa trẻ với nhau trong GDLS rất cần thiết. Trong quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin, trẻ hiểu bạn hơn, hiểu bản thân mình hơn, dễ chia sẻ, cảm thông với bạn và tăng cường tinh thần trách nhiệm.
Ngoài ra, GV có thể tác động vào tình cảm của trẻ để trẻ suy nghĩ thay đổi hành vi. Bằng cách phân tích các câu chuyện kể hay, ngắn gọn, xúc động, chúng ta có thể tác động sâu sắc tới tình cảm của trẻ, gợi cho trẻ mối quan tâm và từ đó sẽ chuyển biến thành hành vi. Các câu chuyện kể được thể hiện dưới các hình thức : bằng lời, bằng tranh ảnh, bằng băng hình. Hãy dừng lại ở những tình tiết quan trọng để kích thích sự tò mò, tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
𝐾𝑖̣𝑐ℎ 𝑏𝑎̉𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝐺𝐷𝐿𝑆 𝑑𝑖𝑒̂̃𝑛 𝑟𝑎 𝑡𝑢̛̀ 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ – 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 –
𝑥𝑎̃ ℎ𝑜̣̂𝑖 𝑛ℎ𝑜̉ 𝑏𝑒́ 𝑚𝑎̀ 𝑒𝑚 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑥𝑢́𝑐. 𝐺𝐷𝐿𝑆 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑘𝑒̂́ 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑐𝑎́𝑐 𝑚𝑜̂-đ𝑢𝑛. 𝐺𝑉 𝑙𝑖𝑛ℎ ℎ𝑜𝑎̣𝑡 𝑣𝑎̀ 𝑐ℎ𝑢̉ đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑙𝑢̛̣𝑎 𝑐ℎ𝑜̣𝑛 𝑚𝑜̂-đ𝑢𝑛 𝑛𝑎̀𝑜 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑑𝑎̣𝑦 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑘ℎ𝑖 𝑑𝑢̛̣ 𝑘𝑖𝑒̂́𝑛 𝑐𝑜́ 𝑡𝑖̀𝑛ℎ ℎ𝑢𝑜̂́𝑛𝑔/𝑠𝑢̛̣ 𝑘𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑠𝑒̃ 𝑥𝑎̉𝑦 𝑟𝑎 𝑡𝑎̣𝑖 𝑙𝑜̛́𝑝 𝑚𝑖̀𝑛ℎ, 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑚𝑖̀𝑛ℎ, 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑎́𝑐 𝑒𝑚 .
Lối sống diễn ra hằng ngày, lặp đi lặp lại, trong các tình huống, hoàn cảnh sống khác nhau, trong các mối quan hệ khác nhau. Trẻ học lối sống để trở thành con người bình thường, biết ứng xử phù hợp, có văn hoá trong cuộc sống hằng ngày. Muốn hành vi trở thành thói quen, cần luyện tập thường xuyên. Muốn hành vi có đạo đức, trẻ phải hiểu rõ tại sao nên làm như vậy.
(Tổng hợp và tóm tắt từ 2 cuốn sách: “Môn Giáo dục lối sống” và “Thiết kế Giáo dục lối sống” của thầy Hồ Ngọc Đại)
Ảnh: Học sinh trường TH Công nghệ giáo dục Hà Nội