Nghĩ về 4 giá trị cốt lõi trong giáo dục của đất nước BHUTAN
Hôm vừa rồi, mình có tham dự một buổi chia sẻ của cô Phương – giáo viên mầm non tại Bhutan và thầy Nhân- người tham dự buổi hội thảo quốc tế về “Giáo dục hạnh phúc” tại đất nước có chỉ số hạnh phúc nhất thế giới này. Là một người gắn bó với giáo dục hơn 10 năm, từng làm giáo viên chủ nhiệm, nhà đào tạo về Giáo dục lối sống, Kĩ năng sống , mình cảm thấy rất “chạm” và muốn ghi lại vài điều về 4 giá trị cốt lõi của giáo dục Bhutan, vừa là để tự chiêm nghiệm, vừa là muốn chia sẻ cho các bạn quan tâm đến giáo dục.
Giáo dục ở Bhutan đề cao 4 giá trị cốt lõi: 𝐓𝐚̣̂𝐩 𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮́ 𝐲́ [𝐌𝐢𝐧𝐝𝐟𝐮𝐥𝐧𝐞𝐬𝐬], 𝐓𝐢́𝐧𝐡 𝐜𝐨̣̂𝐧𝐠 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 [𝐂𝐨𝐦𝐦𝐮𝐧𝐢𝐭𝐲], 𝐍𝐚̆𝐧𝐠 𝐥𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐮̛̣ 𝐡𝐨̣𝐜 [𝐒𝐞𝐥𝐟-𝐂𝐮𝐫𝐢𝐨𝐬𝐢𝐭𝐲], 𝐯𝐚̀ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐚́𝐢 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 đ𝐮̉, 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐚̂́𝐩 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 [𝐂𝐨𝐧𝐭𝐞𝐧𝐭𝐦𝐞𝐧𝐭]. Bốn giá trị này được xuyên suốt từ mẫu giáo tới hết cấp 3. Tuy cách thực hành khác nhau tùy lứa tuổi nhưng bản chất giá trị không thay đổi.
𝟏. 𝐓𝐚̣̂𝐩 𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮́ 𝐲́ [𝐌𝐢𝐧𝐝𝐟𝐮𝐥𝐧𝐞𝐬𝐬]
Giáo dục Bhutan đề cao khả năng nhận biết rõ ràng về cảm xúc, suy nghĩ, việc mình đang làm. Trẻ em được rèn luyện điều này qua các hoạt động chào hỏi, thiền, điều hòa hơi thở… ngay từ bậc mầm non.
Giáo viên thực hiện các hoạt động đó bằng những trò chơi, sinh hoạt lồng ghép, khuyến khích trẻ chú ý vào hơi thở, nhận biết cảm giác thoải mái/khó chịu trong từng động tác, nét mặt, cử chỉ cơ thể…
Điều này giúp trẻ nhận diện dòng suy nghĩ đang vận hành trong tâm trí: Mình đang lo lắng điều gì? Tại sao mình lại vui/buồn/giận dữ? Mình đang nghĩ về quá khứ, tương lai hay hiện tại? Mình tự nói với bản thân những điều tích cực hay tiêu cực?
Mình rất ấn tượng khi được xem lại video clip một buổi học của các bạn nhỏ. Giáo viên đã dành khoảng thời gian đầu giờ/buổi học để thực hiện nghi lễ cầu nguyện, thể hiện sự biết ơn đầu ngày. Giáo viên thường xuyên nhắc nhở trẻ quay về với giây phút hiện tại: lắng nghe, quan sát kỹ càng tất cả mọi thứ bằng tất cả các giác quan: tiếng động, hình ảnh, mùi vị, cảm xúc… đang diễn ra.
Trong hội thảo, đã có cô giáo băn khoăn rằng thật khó để hướng trẻ đến sự tập trung chú ý. Vì các em thường hay nhìn ngược, nhìn xuôi, quay ngang, quay ngửa…Và câu trả lời của cô Phương rằng điều đó phụ thuộc vào sự thu hút của giáo viên. Tức là giáo viên cũng cần tập trung, hiện diện 100%, hướng sự chú ý đến các em và cần được trang bị kĩ năng sư phạm một cách chắc chắn.
Từng là một giáo viên fulltime và partime, mình đồng ý rằng kĩ năng của giáo viên có tính quyết định hiệu quả của buổi học. Tuy nhiên, sự toàn tâm toàn ý ấy phải xuất phát từ một giáo viên dành trọn tâm huyết với nghề và được thực hiện trong một ngôi trường chuyên môn hóa. Nghĩa là giáo viên chỉ tập trung vào chuyên môn, còn các việc khác sẽ được phân công theo từng bộ phận. 𝑁ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑜̛̉ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̣𝑐 𝑜̛̉ 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚, 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑘𝑖𝑒̂𝑚 𝑛ℎ𝑖𝑒̣̂𝑚 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑛ℎ𝑖𝑒̣̂𝑚 𝑣𝑢̣. 𝑉𝑎̣̂𝑦 𝑛𝑒̂𝑛 đ𝑒̂̉ đ𝑎̉𝑚 𝑏𝑎̉𝑜 𝑡𝑖𝑒̂́𝑡 ℎ𝑜̣𝑐 𝑛𝑎̀𝑜 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑣𝑢𝑖, 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔, 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑙𝑎̀ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑑𝑒̂̃ 𝑑𝑎̀𝑛𝑔. 𝑀𝑖̀𝑛ℎ đ𝑎̃ 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑐𝑎̉𝑚 𝑔𝑖𝑎́𝑐 𝑏𝑖̣ 𝑘𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑘ℎ𝑖 đ𝑒̂́𝑛 𝑡𝑖𝑒̂́𝑡 ℎ𝑜̣𝑐. 𝑉𝑎̀ 𝑑𝑢̀ 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑦𝑒̂𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ, 𝑑𝑢̀ 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑡𝑜̂̉ 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 ℎ𝑜𝑎̣𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜̀ 𝑐ℎ𝑜̛𝑖, 𝑡𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑡𝑎́𝑐,..𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑒̂́𝑡 ℎ𝑜̣𝑐, 𝑚𝑖̀𝑛ℎ đ𝑎̃ 𝑐ℎ𝑜̣𝑛 𝑑𝑎̣𝑦 𝑐𝑜̛ 𝑏𝑎̉𝑛 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑣𝑖̀ 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑎̉𝑚 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑡𝑢̣𝑡 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔, đ𝑢𝑜̂́𝑖 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑏𝑜̛̉𝑖 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑒̂𝑛 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 đ𝑜́.
Và chúng ta lại quay trở về với câu chuyện cơ chế – một vấn đề nan giải. Thật khó để có một ngôi trường có 50% nhân viên không phải là giáo viên, để hỗ trợ cho công việc của giáo viên như một số nước đã làm.
𝟐. 𝐂𝐨𝐦𝐦𝐮𝐧𝐢𝐭𝐲: 𝐓𝐢́𝐧𝐡 𝐜𝐨̣̂𝐧𝐠 đ𝐨̂̀𝐧𝐠
Giá trị cốt lõi thứ 2 đó chính là tinh thần cộng đồng, hợp tác giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giáo dục trẻ. Các hoạt động chia sẻ, gắn kết đều được khuyến khích.
Nhà trường phối hợp với gia đình: Chỉ ra trách nhiệm của cha mẹ, của trẻ; hướng dẫn kỹ năng nuôi dạy trẻ; cảnh báo tác hại của bạo lực, lạm dụng. Thiết lập các kênh thông tin, trao đổi hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh về tình hình học tập, phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Có thể là nhóm chat, sổ liên lạc, các buổi họp phụ huynh, email thông báo…
Bên cạnh đó, trường thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm thực tế giúp cha mẹ học hỏi cách chăm sóc, nuôi dạy con khoa học, hiệu quả, tránh các hành vi gây tổn hại đến trẻ. Nhà trường luôn nhắc nhở cha mẹ trách nhiệm cung cấp môi trường lành mạnh, an toàn, đầy đủ tình thương và chất dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất, tâm hồn.
Mình cũng rất ấn tượng với cách “họp” của giáo viên trong trường học của Bhutan. Họ gọi đó là một buổi chia sẻ, “sinh hoạt vòng tròn” mỗi tuần. Thay vì các buổi họp hành căng thẳng, áp lực, các thầy cô ngồi thành vòng tròn, mỗi người chia sẻ khó khăn, trải nghiệm đáng nhớ của mình trong tuần qua. Hiệu trưởng sẽ là người lắng nghe, định hướng, sẻ chia cùng giáo viên. Không khí trong nhà trường luôn cởi mở, chân thành, bình đẳng, tôn trọng, không phán xét lẫn nhau giúp xây dựng văn hóa làm việc tin cậy, đoàn kết, có tinh thần đồng đội cao. Qua đó, tăng cường tình cảm, sự thấu hiểu giữa đồng nghiệp. Các thầy cô trẻ có thể học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô lâu năm, được hướng dẫn tận tình.
Nếu nhà trường Việt Nam làm được điều này, có lẽ là chỉ số hạnh phúc của giáo viên trong trường sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu chỉ họp và nhắc đến các deadline, rồi phê bình, rồi phán xét lẫn nhau thì thực sự các buổi họp đó chỉ là áp lực và giáo viên luôn thở dài khi có thông báo họp.
Bên cạnh đó, tính xã hội còn được thể hiện ở thời khóa biểu của nhà trường. Tất cả các trường học, các cấp học đều thống nhất một giờ bắt đầu học và kết thúc. Các cấp học đều tuân theo 4 trụ cột chung của toàn hệ thống giáo dục, tạo sự thống nhất, nhất quán và kế thừa các giá trị: Tập trung chú ý, Cộng đồng, Tự học và Biết đủ.
Nhờ sự thống nhất này, mỗi giai đoạn học tập của trẻ đều được bồi đắp những kỹ năng, phẩm chất cần thiết một cách liên tục, góp phần hình thành một nhân cách vững vàng khi trưởng thành. Sự nhất quán trong triết lý giáo dục này tạo điều kiện cho các hoạt động phối hợp giữa các khối lớp, các cấp học trở nên dễ dàng, thông suốt, thúc đẩy sự gắn kết cộng đồng.
𝟑. 𝐒𝐞𝐥𝐟- 𝐂𝐮𝐫𝐢𝐨𝐬𝐢𝐭𝐲: 𝐍𝐚̆𝐧𝐠 𝐥𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐮̛̣ 𝐡𝐨̣𝐜
Giá trị cốt lõi thứ 3 trong giáo dục của Bhutan là năng lực tự học, tự khám phá, tìm tòi học hỏi. Năng lực tự học là nền tảng quan trọng để thích ứng với tri thức không ngừng đổi thay của thế giới. Trong thời đại bùng nổ thông tin, nhiều kiến thức trở nên lỗi thời chỉ sau vài năm. Việc tự tìm tòi, học hỏi không ngừng sẽ giúp trẻ làm chủ cuộc đời mình. Kỹ năng tự học bao gồm: biết nảy ra các câu hỏi, tự tìm kiếm câu trả lời từ nhiều nguồn, sàng lọc thông tin xác thực, biết cập nhật và áp dụng sáng tạo… Thói quen tự học giúp xây dựng tính kiên trì, chủ động, độc lập suy nghĩ, không bó buộc trong khuôn khổ lối mòn. Đặc biệt cần thiết trong xã hội tri thức hiện đại.
Các trường học ở Bhutan tạo không gian với đầy đủ nguyên liệu thú vị: tranh ảnh, sách truyện, đồ dùng học tập với màu sắc hấp dẫn, được để sẵn ở tầm tay để các em tự khám phá. Các lớp học, thư viện, khu vui chơi gắn những áp phích màu sắc về chữ cái, chủ đề học tập, kỹ năng sống… ở mọi nơi từ bàn học, tủ đựng đồ, cửa lớp, hành lang… Sách, truyện, tạp chí, tài liệu tham khảo phong phú với nhiều chủ đề, thể loại được bày biện gọn gàng, hấp dẫn trong tầm với của học sinh. Các em có thể dễ dàng chọn lựa sách yêu thích. Chuẩn bị các vật liệu mỹ thuật, âm nhạc, thể thao, khoa học… tươi sáng, chất lượng tốt giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, thử nghiệm.
Mình quan sát một số trường học ở Việt Nam đã làm được điều này. Tuy nhiên, để duy trì và tạo sự hứng thú liên tục và đồng đều với học sinh trong toàn trường thì không dễ. Có thể thời gian đầu thì cả cô và trò đều rất hào hứng với các giỏ sách, các bài học, các sản phẩm sáng tạo,…Nhưng nếu không có kế hoạch lâu dài, không cải tiến để luôn tạo sự mới mẻ, hấp dẫn với học sinh thì các em sẽ rất dễ mất hứng thú, đặc biệt là với các bạn mầm non, tiểu học.
Bên cạnh đó, giáo dục Bhutan hướng tới duy trì thói quen đọc sách, hỏi han, trò chuyện, chia sẻ giữa giáo viên và học sinh, giữa cha mẹ và con cái. Mỗi ngày, giáo viên và cha mẹ đều dành thời gian đọc sách cùng trẻ, dù ngắn cũng được, để hun đúc cho trẻ niềm đam mê, hứng thú với sách và kiến thức. Cha mẹ, giáo viên thường xuyên đặt các câu hỏi mở, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ về thế giới xung quanh. Lắng nghe suy nghĩ của trẻ, cùng nhau thảo luận. Bên cạnh đó, việc chia sẻ những trải nghiệm, câu chuyện cuộc sống, cùng trẻ tham gia các sự kiện cộng đồng, đi dã ngoại, khám phá thiên nhiên…giúp trẻ học hỏi từ thực tế.
Điều này mình thấy Việt Nam đã và đang làm được. Đặc biệt là những cha mẹ hiện đại đã có ý thức cập nhật kiến thức khoa học, kĩ năng nuôi dạy con cái đã tốt hơn trước rất nhiều. Bản thân mình cũng đã đặt sách ở nhiều vị trí trong nhà để con có thể chạm, mở sách ra bất cứ lúc nào; cùng con khám phá thiên nhiên và những điều thú vị của cuộc sống…Tuy nhiên, vẫn còn một nhóm cha mẹ ảnh hưởng từ phong cách nuôi dạy từ các thế hệ trước nên việc áp đặt, thiếu sự lắng nghe, tôn trọng con vẫn tồn tại.
𝟒. 𝐂𝐨𝐧𝐭𝐞𝐧𝐭𝐦𝐞𝐧𝐭: 𝐁𝐢𝐞̂́𝐭 đ𝐮̉, 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐭𝐫𝐚̂𝐧 𝐪𝐮𝐲́ 𝐯𝐚̀ 𝐡𝐚̀𝐢 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐬𝐚̆̃𝐧 𝐜𝐨́
Đây là một năng lực rất quan trọng để có cuộc sống cân bằng, hạnh phúc bền vững. Nhưng đây cũng là điều khó nhất trong 4 giá trị cốt lõi của Bhutan. Cô Phương cũng chia sẻ rằng điều này rất khó và ai cũng cần luyện tập mỗi ngày.
Phần lớn cảm giác bất hạnh đến từ mong cầu quá nhiều so với hoàn cảnh, không biết trân quý những gì mình đang có. Do so sánh, ganh đua, bon chen theo chuẩn mực xã hội nên con người luôn cảm thấy thiếu thốn, không toại nguyện mặc dù điều kiện sống đã ở mức khá tốt. Để phát triển lòng biết đủ, cần loại bỏ thói quen so bì, chạy theo xu hướng. Hãy suy ngẫm sâu sắc để nhận ra những thứ thực sự quan trọng với mình, tập nhìn thấy những điều đáng trân trọng quanh mình như sức khỏe, gia đình, tình yêu, bạn bè… chứ không đánh giá hạnh phúc bằng tiền bạc, danh vọng, địa vị…
Cô Phương cũng chia sẻ, giáo dục Bhutan tập cho trẻ thói quen biết ơn, chấp nhận và bình an với hoàn cảnh. Một số cách để luyện tập điều này:
– 𝑀𝑜̂̃𝑖 𝑡𝑜̂́𝑖 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑘ℎ𝑖 đ𝑖 𝑛𝑔𝑢̉, 𝑑𝑎̀𝑛ℎ 𝑣𝑎̀𝑖 𝑝ℎ𝑢́𝑡 ℎ𝑜̂̀𝑖 𝑡𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑜̛𝑛 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑜̂́𝑡 đ𝑒̣𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̀𝑦. 𝑁𝑔𝑎𝑦 𝑐𝑎̉ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑡𝑜̂̀𝑖 𝑡𝑒̣̂ 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑐𝑜́ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑔𝑖̀ đ𝑜́ đ𝑎́𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑜̛𝑛.
– 𝑁𝑒̂́𝑢 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑎𝑦 đ𝑜̂̉𝑖 𝑛𝑔𝑜𝑎̣𝑖 𝑐𝑎̉𝑛ℎ, ℎ𝑎̃𝑦 𝑡ℎ𝑎𝑦 đ𝑜̂̉𝑖 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑣𝑒̂̀ 𝑛𝑜́ 𝑡ℎ𝑒𝑜 ℎ𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑡𝑖́𝑐ℎ 𝑐𝑢̛̣𝑐 ℎ𝑜̛𝑛. 𝐻𝑜̣𝑐 ℎ𝑜̉𝑖 𝑏𝑎̀𝑖 ℎ𝑜̣𝑐 𝑡𝑢̛̀ 𝑛𝑔ℎ𝑖̣𝑐ℎ 𝑐𝑎̉𝑛ℎ, 𝑡𝑖𝑛 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂̉ đ𝑎𝑢 𝑟𝑜̂̀𝑖 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑠𝑒̃ 𝑞𝑢𝑎.
– 𝐾ℎ𝑖 đ𝑎̃ 𝑙𝑎̀𝑚 ℎ𝑒̂́𝑡 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉, ℎ𝑎̃𝑦 𝑏𝑢𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑜̉ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖 𝑡𝑎̂̀𝑚 𝑘𝑖𝑒̂̉𝑚 𝑠𝑜𝑎́𝑡. Đ𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑡𝑢̛̣ 𝑡𝑟𝑎́𝑐ℎ 𝑏𝑎̉𝑛 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 ℎ𝑎𝑦 𝑒́𝑝 𝑏𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑎𝑖. 𝐻𝑎̃𝑦 𝑚𝑖̉𝑚 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑜́𝑛 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑛 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔.
Bên cạnh đó, giáo dục Bhutan hướng đến việc rèn luyện để tâm bình ổn, thanh thản trước mọi biến động bên ngoài. Tinh thần biết đủ giúp sống chân thành, nhẹ nhàng hơn:
– 𝐾ℎ𝑖 𝑥𝑢𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛ℎ 𝑐𝑜́ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑟𝑜̛̃, 𝑡𝑎̀𝑖 𝑔𝑖𝑜̉𝑖 ℎ𝑜̛𝑛 𝑡𝑎, ℎ𝑎̃𝑦 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̃𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂, 𝑐ℎ𝑢́𝑐 𝑚𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑚𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑜̂́ 𝑘𝑦̣, 𝑡𝑢̛̣ 𝑡𝑖.
– Đ𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑢𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑖́ 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đ𝑒̂̉ 𝑙𝑜 𝑙𝑎̆́𝑛𝑔 𝑣𝑒̂̀ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑥𝑎̉𝑦 𝑟𝑎. 𝐻𝑎̃𝑦 𝑛𝑜̂̃ 𝑙𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑚𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑎́𝑝 𝑙𝑢̛̣𝑐 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑢̛́𝑐 𝑡ℎ𝑖̀.
– 𝑇ℎ𝑢̛̣𝑐 ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑐ℎ𝑎́𝑛ℎ 𝑛𝑖𝑒̣̂𝑚 đ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑎̣𝑖 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑑𝑖𝑒̂̃𝑛 𝑟𝑎, 𝑣𝑢𝑖 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑔𝑖̀ 𝑚𝑖̀𝑛ℎ đ𝑎𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑎̂̀𝑚 𝑡𝑎𝑦, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑚𝑜̛ 𝑚𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑣𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑣𝑜̂𝑛𝑔.
Cô Phương chia sẻ: 4 giá trị cốt lõi này không chỉ thực hiện trong các nhà trường mà còn là những giá trị trong toàn xã hội. Nghĩa là các cơ quan, các công ty cũng đi theo 4 giá trị trụ cột này. Điều đó đã tạo nên sự thống nhất một cách trọn vẹn trong toàn xã hội.
Chốt lại bài này bằng một điều ấn tượng nữa về khái niệm hạnh phúc của vua Bhutan. Ông cho rằng hạnh phúc là: Có gia đình để về (về nhà thấy và ôm 2 đứa con), có một mục tiêu để hướng tới (ông đang xây dựng Global Mindfulness City ở Bhutan) và Biết chấp nhận, biết đau khổ.
N𝐡ữ𝐧g đ𝐢̣n𝐡 𝐡ư𝐨̛́n𝐠 𝐠i𝐚́o d𝐮̣c m𝐚n𝐠 𝐭í𝐧h n𝐡â𝐧 𝐛ả𝐧, c𝐡u𝐲ể𝐧 𝐡ó𝐚 𝐧h𝐮̛ 𝐨̛̉ 𝐁h𝐮t𝐚n x𝐮̛́n𝐠 đá𝐧g đ𝐮̛ợ𝐜 𝐧g𝐡i𝐞̂n c𝐮̛́u k𝐲̃ 𝐥ư𝐨̛̃n𝐠 𝐡ơ𝐧 để v𝐚̣̂n d𝐮̣n𝐠 𝐩h𝐮̀ 𝐡ợ𝐩 𝐯ớ𝐢 𝐛ố𝐢 𝐜ả𝐧h V𝐢ệ𝐭 𝐍a𝐦, t𝐫o𝐧g đ𝐨́ 𝐠i𝐮̛̃ 𝐠ì𝐧 𝐧ề𝐧 𝐭ả𝐧g v𝐚̆n h𝐨́a t𝐫u𝐲ề𝐧 𝐭h𝐨̂́n𝐠 𝐥à đ𝐢ề𝐮 𝐪u𝐚n t𝐫ọ𝐧g c𝐚̂̀n c𝐡ú ý.
Cảm ơn cô Phương và thầy Nhân đã tổ chức một buổi chia sẻ rất giá trị. Mình đã học hỏi và ứng dụng được nhiều điều.
p/s: Bài viết có sự hỗ trợ của AI Claude Opus – from Mr Nhân – chuyên gia AI