Cuốn sách này có gì đặc biệt?

Có một số mẹ đã hỏi mình câu hỏi này sau ngày sách lên kệ. Và mình xin phép trả lời bằng bài viết cụ thể này nha. Có lẽ mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau nhưng từ góc nhìn của người viết, mình xin chia sẻ 5 điểm khác biệt của sách như sau:

𝟏. 𝐓𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮𝐚̂̀𝐧 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭

Các mẹ có thể đã tìm hiểu các cuốn sách với nội dung: Mẹ Nhật thai giáo”, Mẹ Do Thái thai giáo, mẹ Trung Quốc thai giáo,… và rất nhiều sách dịch từ nước ngoài. Mình cũng đã tìm hiểu, học hỏi được nhiều điều hay từ những phương pháp đó nhưng bản thân vẫn mong muốn có một cuốn sách mang đậm chất Việt, phù hợp với văn hóa, lối sống, và tâm lý của người Việt Nam.

“Thực hành thai giáo” đã tối ưu hóa sự liên kết giữa văn hóa địa phương và phương pháp khoa học hiện đại trên thế giới. Tính thuần Việt thể hiện rõ từ hình ảnh cho đến nội dung. 99% hình ảnh là người Việt Nam đến từ các tỉnh thành trong cả nước. Có những mẹ Việt đang sống ở Pháp, ở Nhật,…cũng gửi ảnh về cho mình.

Đó là hình ảnh một người mẹ ôm con và mỉm cười hạnh phúc; đó là hình ảnh một người cha đang hào hứng trò chuyện với em bé trong bụng; đó còn là hình ảnh những danh lam thắng cảnh của Việt Nam hay đôi khi chỉ là một bông hoa nhỏ xinh trong vườn của bà… Tất cả đều thuần Việt và mang đúng tinh thần thai giáo dành cho mẹ Việt. Chỉ có một số bức ảnh quá khó để chụp thì nhóm tác giả phải dùng ảnh người châu Âu mà thôi.

Chất liệu Việt đưa vào sách là ca dao, đồng dao, những câu chuyện thiếu nhi, những bài thơ của các nhà thơ Việt Nam (nhà thơ Nguyễn Thụy Anh và nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng),..

Và chắc chắn rằng, cuốn sách này sẽ hữu ích trong giai đoạn 0-6 tuổi bởi những tư liệu trong sách hoàn toàn phù hợp với trẻ trong những năm đầu đời.

𝟐. 𝐓𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐚̀𝐧𝐡, 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐚́𝐜

Cuốn sách này nhấn mạnh vào tính thực hành, cung cấp những phương pháp cụ thể, có thể giúp mẹ dễ dàng thực hiện hằng ngày . Các sách khác về thai giáo có thể sẽ tập trung nhiều vào lý thuyết hoặc giải thích chi tiết về lợi ích, phương pháp thai giáo, nhưng không hoặc cung cấp rất ít các bài tập thực hành cụ thể.
Sách “Thực hành thai giáo” bao gồm hướng dẫn từng bước, chi tiết, từ việc kết nối với thai nhi qua các giác quan (như nghe nhạc, đọc truyện,…) đến các bài tập, trò chơi nhẹ nhàng. Mẹ bầu cần tương tác ngay với trang sách bằng việc ĐỌC LÊN và VIẾT/VẼ/DÁN vào sách.

𝟑. 𝐓𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐝𝐞̂̃ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐜𝐚̣̂𝐧

Các tác giả là những người mẹ Việt và luôn đặt mình vào vị trí của người đọc sách với các câu hỏi: Viết như thế nào để mẹ dễ hiểu nhất? Viết như thế nào để mẹ có thể thực hiện một cách đơn giản với những gì bản thân đang có? Có bầu đã mệt rùi thì phải làm sao cho mẹ bầu vui lên, tích cực hơn?

Bạn sẽ bắt gặp những bài đồng dao, ca dao, bài thơ, câu chuyện,…quen thuộc trong lời ru của bà, của mẹ năm xưa. Bạn và em bé trong bụng cũng sẽ thấy bình yên hơn khi ngắm nhìn những bức ảnh gần gũi, thân thương, thấm đẫm tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước.

Cuốn sách được hệ thống hóa một cách rõ ràng và chi tiết theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ tháng thứ nhất cho đến tháng thứ mười. Việc phân chia này không chỉ giúp cha mẹ dễ dàng theo dõi mà còn dễ áp dụng các kỹ thuật, bài tập phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai nhi.

𝟒. 𝐓𝐢́𝐧𝐡 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐧𝐨̂́𝐢 đ𝐚 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐞̣̂𝐧

Sách không chỉ dừng lại ở các nội dung chữ viết, hình ảnh mà còn cung cấp liên kết đến các nguồn tài nguyên kỹ thuật số, như podcast nhạc thai giáo (Phụ lục 2). Điều này giúp cha mẹ dễ dàng tiếp cận với các nguồn tư liệu âm thanh chất lượng và phong phú, từ đó hỗ trợ thêm cho quá trình thai giáo một cách hiện đại và tiện lợi. List nhạc đưa ra đều là nhạc đã mua bản quyền hoặc được thực hiện bởi chính giọng của tác giả.
Lúc đầu, nhóm tác giả mong muốn đưa nhạc vào thẻ để mẹ không dùng đến điện thoại nhưng điều đó có thể khiến giá sách bị đội lên cao nên cuối cùng, list nhạc được đưa ra dưới dạng mã QR.

𝟓. 𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ đ𝐢𝐞̂̀𝐮 đ𝐚̣̆𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐤𝐡𝐚́𝐜

Cuốn sách này có một mục lớn là 𝐶ℎ𝑢𝑎̂̉𝑛 𝑏𝑖̣ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑘ℎ𝑖 𝑚𝑎𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑖, bao gồm nhiều yếu tố, không chỉ thể chất mà còn cần chuẩn bị về tâm lý, tài chính và không gian sống. Nhiều sách khác chỉ bắt đầu từ thời điểm mang thai mà không nhấn mạnh vào việc chuẩn bị toàn diện trước khi mang thai. Việc tạo nền tảng tốt nhất cho cả mẹ và bé ngay từ giai đoạn trước thai kỳ là vô cùng quan trọng.

Văn hóa Việt Nam qua nhiều thế hệ thường coi việc mang thai và chăm sóc thai nhi chủ yếu là trách nhiệm của người mẹ. Cuốn sách “Thực hành thai giáo” có phần đặc biệt nói về 𝑣𝑎𝑖 𝑡𝑟𝑜̀ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑐ℎ𝑎. Sự tham gia của người cha trong quá trình này được nhấn mạnh, điều mà nhiều sách khác có thể bỏ qua hoặc chỉ đề cập một cách hời hợt.Việc người cha tham gia cùng mẹ không chỉ giúp tăng cường sự gắn kết gia đình, kết nối cha con mà còn tạo điều kiện để cha quan tâm, thấu hiểu hành trình cùng mẹ.

Ngoài ra, sách còn đề cập đến những ngộ nhận trong thai kì, các hoạt động và kĩ thuật thư giãn, những ý tưởng độc đáo để mẹ có thể sáng tạo studio tại nhà cho bé sơ sinh…
Còn gì nữa nhỉ Trần Diệu Hằng?

Sơ sơ là thế nha các bạn. Còn cụ thể sách khác biệt như thế nào thì các ba mẹ hãy đọc sách và cảm nhận nha. Chúng mình rất sẵn lòng lắng nghe chia sẻ, góp ý từ bạn đọc để nhóm tác giả có thể hoàn thiện hơn sản phẩm này ở lần tái bản sau.

𝑹𝒂̂́𝒕 𝒎𝒐𝒏𝒈 𝒄𝒖𝒐̂́𝒏 𝒔𝒂́𝒄𝒉 𝒔𝒆̃ 𝒕𝒓𝒐̛̉ 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒎𝒐́𝒏 𝒒𝒖𝒂̀ 𝒄𝒖̛𝒐̛́𝒊 𝒚́ 𝒏𝒈𝒉𝒊̃𝒂 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒂́𝒄 𝒄𝒂̣̆𝒑 đ𝒐̂𝒊 𝒉𝒂𝒚 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒎𝒐́𝒏 𝒒𝒖𝒂̀ 𝒎𝒂̀ 𝒐̂𝒏𝒈 𝒙𝒂̃ 𝒔𝒆̃ 𝒅𝒂̀𝒏𝒉 𝒕𝒂̣̆𝒏𝒈 𝒗𝒐̛̣ 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 20-10 𝒔𝒂̆́𝒑 𝒕𝒐̛́𝒊^^

Yêu thương!

#thuchanhthaigiao #chuyenlamme #camnangthaigiaochomeviet #giaoducsom