Mục tiêu của môn “Giáo dục lối sống” bậc Tiểu học

Giáo dục lối sống (GDLS) là giáo dục các chuẩn mực cuộc sống thường ngày trong các mối quan hệ với những người khác, với chính bản thân mình, với môi trường thiên nhiên và với thế giới đồ vật.
Môn GDLS ở Tiểu học nhằm hình thành ở học sinh (HS) lối sống có trách nhiệm và biết chia sẻ, thể hiện trong các mối quan hệ nêu trên.
Trẻ cần học trách nhiệm với từng hành vi của mình : trách nhiệm với công việc được giao ; trách nhiệm với gia đình, bạn bè, thầy cô ; trách nhiệm với chính
bản thân mình ; trách nhiệm với thế giới tự nhiên mình đang sống.
Trong sự đa dạng của xã hội và với bản sắc phong phú của từng cá nhân, trẻ cần học cách chia sẻ. Chia sẻ để hiểu biết lẫn nhau và đồng cảm với người mình
chia sẻ. Chia sẻ để cùng chung sống.
Giáo dục lối sống mỗi thời mỗi khác, nhưng luôn luôn tuỳ thuộc vào nền văn hoá xã hội cùng thời. Giáo dục lối sống (giáo dục đạo đức, giáo dục động cơ, giáo dục nhu cầu) thông qua hệ thống việc làm, do học sinh tự làm lấy.
Giáo dục lối sống phụ thuộc rất lớn (thậm chí có tính quyết định) vào gia đình và thời thơ ấu sống trong gia đình.
Trẻ 6 tuổi đến trường đã có một số vốn khổng lồ là kinh nghiệm sống, với cốt lõi là niềm tin đạo đức.
𝙇𝙚́𝙥 𝙏𝙤̂𝙣-𝙭𝙩𝙤̂𝙞 𝙣𝙤́𝙞: “𝙉𝙝𝙪̛̃𝙣𝙜 𝙜𝙞̀ 𝙩𝙤̂𝙞 𝙘𝙤́ 𝙨𝙖𝙪 𝙣𝙖̀𝙮 𝙩𝙝𝙞̀ 𝙩𝙤̂𝙞 đ𝙖̃ 𝙘𝙤́ 𝙩𝙪̛̀ 𝙠𝙝𝙞 5 𝙩𝙪𝙤̂̉𝙞”.
(Môn Giáo dục lối sống , Thiết kế Giáo dục lối sống- mô hình Công nghệ giáo dục của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại)
P/s: Ảnh chụp vội trong 1 chuyến công tác tại Lào Cai ❤