Lớp học “Giáo dục giới tính” cho học sinh Tiểu học

Học môn này nó lạ lắm: lúc đầu thì “Thầy cô ơi con ngại lắm”, khúc giữa thì tham gia game kêu vui lắm, đến đoạn cuối thì vỡ òa cảm xúc.🤗
Cảm ơn các thầy cô team Tâm lý học trường học đã đồng hành cùng nhau, phản biện lẫn nhau để có một chương trình Giáo dục giới tính phiên bản update, mang lại nhiều giá trị cho các bạn học sinh thời kì tiền dậy thì và dậy thì.
Biết ơn bác sĩ Nguyễn Lan Hải và cô Phạm Thị Thúy dù rất bận rộn nhưng các cô vẫn dành thời gian đọc góp ý, cố vấn chương trình cho chúng em. Được các cô khen chương trình có tính khoa học, nhiều hoạt động thú vị, phù hợp tâm lý lứa tuổi khiến cả team rất phấn khởi và có thêm động lực để lan tỏa ạ.

Sau mỗi buổi học, đội ngũ thầy cô Tâm lý học trường học thường ngồi lại với nhau để trả lời 3 câu hỏi quan trọng:
1. Học sinh có thích học, có hào hứng với bài học không?
2. Học sinh học được điều gì qua buổi học này?
3. Làm sao để các bạn ấy thực hành theo những gì đã học?
Câu hỏi số 1 và câu hỏi số 2 thì có thể tìm ngay được câu trả lời trong quá trình dạy/dự giờ và những phản hồi rất tự nhiên của các bạn. Còn câu hỏi số 3 sẽ là một điều khó kiểm soát vì còn phụ thuộc vào ý thức cá nhân và sự đồng hành của phụ huynh. Tuy nhiên, trong quá trình dạy, thầy cô luôn có những cách thức để tạo động lực cho các bạn thực hành bài học. Bên cạnh đó, sau mỗi buổi học, phụ huynh sẽ nhận được một bức thư ghi rõ thông tin nội dung bài học, suy nghĩ, cảm xúc của các con trong buổi học đó và hướng dẫn chi tiết nhiệm vụ của phụ huynh cần phối hợp để đồng hành cùng con.
Giáo dục trẻ em không thể “Trăm sự nhờ thầy” được mà luôn cần có sự phối hợp giữa gia đình và thầy cô, nhà trường. Nếu làm tốt điều này mới có kết quả bền vững được.