𝗩𝗲̂̀ 𝗰𝗵𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝗵𝗼̣𝗰 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗰𝗼́ 𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝘃𝗶 𝗾𝘂𝗮́ 𝘁𝗵𝗮̂𝗻 𝗺𝗮̣̂𝘁 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗴𝗶𝗮́𝗼 𝘃𝗶𝗲̂𝗻

Những ngày đầu đi dạy, nhất là lúc đi thực tập, mình và các bạn đồng nghiệp không tránh khỏi sự hoang mang, bối rối trước những tình huống bất ngờ xảy ra trong lớp học. Mình nhận ra việc trang bị kĩ năng xử lý tình huống sư phạm, thấu hiểu tâm lý lứa tuổi,…quan trọng như thế nào.
Mình có cô bạn học cực giỏi, nhưng thiếu kĩ năng xã hội nên khi ra trường, cô ấy bị out khỏi một số vị trí mà cô ấy mong muốn. Với học sinh cũng vậy. Có những bạn môn nào điểm cũng cao, đứng nhất lớp nhưng trông lúc nào cũng buồn, vô hồn, không biết làm gì ngoài việc học. Sau một cú shock vì không đạt thành tích như bản thân, cha mẹ kì vọng, nhiều bạn rơi vào trầm cảm, học hành dang dở… Mình nhận ra kiến thức không phải là cứu cánh của giáo dục.
Quay trở lại việc học sinh trường TB có hành vi quá thân mật với giáo viên, thì câu chuyện trang bị kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên và vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lại càng được cần quan tâm nhiều hơn. Lúc đầu mình nghĩ là 2 học sinh thân mật trong lớp, đọc bài mới biết là cô giáo và học sinh.@@Mình sẽ chia sẻ một chút góc nhìn của mình về sự việc này:
𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝗻𝗵𝗮̂𝗻 𝘁𝘂̛̀ 𝗽𝗵𝗶́𝗮 𝗵𝗼̣𝗰 𝘀𝗶𝗻𝗵
Giai đoạn tuổi vị thành niên là một giai đoạn có nhiều biến đổi về tâm lý, cảm xúc và nhận thức.
Các em bắt đầu nhận thức rõ hơn về giới tính, tình cảm và cách thể hiện chúng. Hành vi thân mật quá mức có thể xuất phát từ sự 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑛 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐 𝑣𝑒̂̀ 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖 ℎ𝑎̣𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑔𝑖𝑢̛̃𝑎 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑣𝑎̀ 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑣𝑖𝑒̂𝑛. Điều này thường do các em chưa hiểu rõ quy tắc xã hội và chưa kiểm soát tốt cảm xúc. Bên cạnh đó, lúc này, cái tôi đang lên cao, chỉ một câu “khích” của bạn trong lớp là các em có thể hành động ngay để thể hiện bản thân.
Một số học sinh có thể có 𝑛ℎ𝑢 𝑐𝑎̂̀𝑢 𝑡𝑖̀𝑚 𝑘𝑖𝑒̂́𝑚 𝑠𝑢̛̣ 𝑐ℎ𝑢́ 𝑦́, 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑎̉𝑚 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑠𝑢̛̣ 𝑘ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑏𝑎̉𝑛 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑢̛̀ 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑣𝑖𝑒̂𝑛, 𝑏𝑎̣𝑛 𝑏𝑒̀ đặc biệt khi môi trường gia đình thiếu quan tâm đến con. Điều này có thể dẫn đến việc các em thể hiện sự thân mật không đúng mực với giáo viên, mong muốn nhận lại sự chú ý, sự quan tâm mà em đang thiếu hụt.
Thời kì này, các em có thể bắt đầu có cảm xúc lãng mạn với người khác giới (hoặc cùng giới), điều này có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong hành vi và cách thể hiện cảm xúc. Mình đang nghĩ đến trường hợp có khi nào giữa hai cô trò đã có một mối quan hệ thân thiết từ trước và hành động thân mật này cũng không phải là lần đầu?
𝗦𝘂̛̣ 𝘆𝗲̂́𝘂 𝗸𝗲́𝗺 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗻𝗴𝗵𝗶𝗲̣̂𝗽 𝘃𝘂̣ 𝘀𝘂̛ 𝗽𝗵𝗮̣𝗺 𝗰𝘂̉𝗮 𝗴𝗶𝗮́𝗼 𝘃𝗶𝗲̂𝗻
𝑇ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 𝑘𝑦̃ 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑙𝑎̣̂𝑝 𝑟𝑎𝑛ℎ 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖: Một trong những điểm quan trọng trong nghiệp vụ sư phạm là khả năng thiết lập ranh giới giữa giáo viên và học sinh. Thân thiện không có nghĩa là để học sinh coi thầy cô như bạn bè.
Giáo viên cần biết cách giữ khoảng cách phù hợp trong các mối quan hệ sư phạm để bảo vệ tính chuyên nghiệp cũng như đảm bảo môi trường học đường lành mạnh. Việc không thiết lập được ranh giới rõ ràng có thể dẫn đến sự mơ hồ trong quan hệ, khiến học sinh hiểu sai và có những hành vi vượt quá giới hạn. Mình đang dự đoán là cô giáo này đã dạy kèm cho HS tại nhà đến mức thân quen quá rồi.
𝑃ℎ𝑎̉𝑛 𝑢̛́𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑢̀ ℎ𝑜̛̣𝑝: Nếu giáo viên không phản ứng ngay khi có dấu hiệu hành vi thân mật không đúng mực từ phía học sinh, hoặc phản ứng quá nhẹ nhàng, điều này có thể khuyến khích học sinh tiếp tục hành vi đó. Giáo viên cần biết cách xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp, kiên quyết nhưng không gây tổn thương tâm lý cho học sinh. Đó có thể là việc nhắc nhở nhưng cứng rắn ngay từ lần đầu tiên phát hiện hành vi, cùng với việc giáo dục về giới hạn và sự tôn trọng.
Có thể thấy, hành vi thân mật quá mức của học sinh với giáo viên có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố.Tuy nhiên, sự thiếu hụt trong nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là khả năng thiết lập ranh giới và xử lý tình huống là nguyên nhân chính khiến sự việc trở nên nghiêm trọng.
Điều này cần được cải thiện qua việc đào tạo và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của giáo viên trong các trường sư phạm. Thực tế mình học sư phạm xong ra trường vẫn thấy thiếu kĩ năng. Mình mong rằng mọi chuyên ngành trong trường sư phạm sẽ có môn học về kĩ năng xử lý tình huống sư phạm, tâm lý lứa tuổi chuyên sâu chứ không chỉ học hời hợt,…Và sinh viên sẽ có cơ hội thực hành nhiều hơn. Mong rằng xã hội sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc dạy kĩ năng sống cho HS chứ không chỉ tập trung vào kiến thức.
Cũng mong mọi người ngừng chỉ trích cô giáo, học sinh mà hãy tập trung vào giải pháp sẽ tốt hơn cho cả cô và trò, tốt hơn cho xã hội. Bởi giáo viên là một trong những công việc khó khăn nhất thế giới.
P/s: Mình và team Tâm lý học đường vẫn đang triển khai các chủ đề xoay quanh việc trang bị kĩ năng cho HS, GV, hướng tới trường học hạnh phúc. Hy vọng sẽ góp phần giảm thiểu những câu chuyện đáng tiếc trong trường học.