8 sai lầm mẹ bầu hay mắc phải
Trong quá trình hỗ trợ các mẹ bầu, mình thấy các mẹ thường mắc một số sai lầm như sau:
𝟭. 𝗞𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗶̀𝗺 𝗵𝗶𝗲̂̉𝘂 𝗸𝘆̃ 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝗸𝗵𝗶 𝗯𝗮̆́𝘁 đ𝗮̂̀𝘂 𝘁𝗵𝗮𝗶 𝗴𝗶𝗮́𝗼, 𝗾𝘂𝗮́ 𝘁𝗵𝗮̂̀𝗻 𝘁𝗵𝗮́𝗻𝗵 𝘁𝗵𝗮𝗶 𝗴𝗶𝗮́𝗼
Thai giáo là một quá trình thú vị và nhiều cảm xúc của mẹ và con. Thai nhi có được tiếp cận với phương pháp giáo dục tốt hay không, có phát triển khỏe mạnh hay không, điều đó phụ thuộc vào những kiến thức mà bố mẹ trang bị cho mình.
Sẽ có nhiều nguồn kiến thức thai giáo từ miễn phí cho đến trả phí, từ sách truyền thống cho đến ebook. Bố mẹ nên tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó chọn ra những phương pháp khoa học, phù hợp với điều kiện của mình. Không phải đứa trẻ nào được thai giáo cũng trở thành thần đồng mà bản chất của thai giáo là giúp mẹ có những cảm xúc tích cực, hiểu được quá trình phát triển của con và tác động đúng thời điểm để con có thể phát triển tốt nhất.
𝟮. 𝗛𝗶𝗲̂̉𝘂 𝗰𝗵𝘂̛𝗮 đ𝘂́𝗻𝗴 𝘃𝗲̂̀ 𝘁𝗵𝗼̛̀𝗶 đ𝗶𝗲̂̉𝗺 𝗯𝗮̆́𝘁 đ𝗮̂̀𝘂 𝘁𝗵𝗮𝗶 𝗴𝗶𝗮́𝗼
Cho tới hiện nay, nhiều mẹ bầu vẫn còn hiểu chưa đúng về thời điểm để bắt đầu thai giáo cho con. Nhiều mẹ cho rằng thai giáo nên bắt đầu từ tháng thứ 3. Vì lúc này cơ thể của thai nhi mới bắt đầu phát triển.
Trên thực tế, quá trình thai giáo đã bắt đầu từ trước khi mang thai. Đó chính là bước chuẩn bị trước khi bạn quyết định thời điểm mang bầu. Lý tưởng nhất là nên chuẩn bị trước một năm cả về thể chất, tinh thần, tài chính. Khi bạn sẵn sàng về mọi thứ, em bé cũng sẵn sàng xuất hiện với một sự đủ đầy về mọi mặt. Và mẹ hãy nhớ, từ những tháng đầu tiên trong thai kỳ, hệ thần kinh của trẻ đã bắt đầu hình thành.
𝟯. 𝗘́𝗽 𝗺𝗶̀𝗻𝗵 𝗻𝗴𝗵𝗲 𝗻𝗵𝗮̣𝗰 𝗰𝗼̂̉ đ𝗶𝗲̂̉𝗻
Rất nhiều chị em khi thực hành thai giáo bằng âm nhạc đã cố chọn những loại nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng khá hàn lâm, bác học mà bản thân không thấy hay, không cảm thụ được chỉ vì tin rằng như thế là tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé.
Thực tế, bạn chỉ cần chọn loại nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu chậm ở khoảng 60-80 nhịp/phút là hoàn toàn thích hợp cho việc thai giáo bằng âm nhạc. Do đó, bất cứ thể loại nhạc nào như nhạc trẻ, nhạc trữ tình, dân ca,… cũng có thể phát huy tác dụng xoa dịu tinh thần của mẹ và phát triển thính giác cho bé, miễn là bạn yêu thích và thoải mái khi nghe. Điều quan trọng nhất cần nhớ đó là bé chịu ảnh hưởng lớn bởi tâm trạng của mẹ nên chỉ khi bạn thấy thư thái, vui vẻ, việc nghe nhạc mới có ích cho bé.
𝟰. 𝗖𝗵𝗼 𝗯𝗲́ 𝗻𝗴𝗵𝗲 𝗻𝗵𝗮̣𝗰 𝗮̂𝗺 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 𝗹𝗼̛́𝗻, 𝗮́𝗽 𝘁𝗮𝗶 𝗻𝗴𝗵𝗲 𝘃𝗮̀𝗼 𝗯𝘂̣𝗻𝗴
Với tâm lý lo ngại bé bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi thành bụng và túi nước ối nên sẽ không nghe được rõ âm thanh, nhiều mẹ bầu thường mở nhạc to để muốn con nghe rõ. Điều này sẽ gây khó chịu cho thai nhi, thậm chí gây hại cho thính giác của bé nếu nhạc có sóng âm cao từ 4.000 đến 5.000Hz.
Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho con nghe nhạc vào những thời điểm phù hợp như: buổi sáng thức dậy,lúc nghỉ ngơi thư giãn, trước giờ ngủ… Mỗi ngày nên nghe 1-2 lần, mỗi lần không quá 30 phút. Âm lượng khi nghe không quá to, chỉ khoảng 50-70 decibel tương đương với giọng nói nhẹ nhàng hay nhạc nhẹ trong quán cafe. Bên cạnh đó, mẹ luôn kết nối âm thanh với loa để mẹ và con cùng nghe nhạc, không để bộ phận truyền phát âm thanh sát thành bụng của người mẹ vì mẹ con sẽ dễ bị tổn thương. Áp tai nghe vào thành bụng thì chi bé nghe được thôi, mẹ làm sao cảm nhận được cái hay của bản nhạc để truyển đến con phải không mẹ? Trong khi cho bé nghe nhạc, mẹ nên lắng nghe chuyển động của bé để xác định bé có đang thấy thoải mái với hoạt động này hay không.
𝟱. 𝗠𝗲̣ 𝗰𝗵𝗶̉ 𝗰𝗵𝗼 𝗯𝗲́ 𝗻𝗴𝗵𝗲 𝗻𝗵𝗮̣𝗰 𝘃𝗮̀ 𝗺𝗮𝘀𝘀𝗮𝗴𝗲 𝗺𝗮̀ 𝗾𝘂𝗲̂𝗻 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗼̀ 𝗰𝗵𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗰𝗼𝗻
Nói chuyện với bé từ khi còn trong bụng rất quan trọng, điều này sẽ giúp bé phát triển sớm về ngôn ngữ cũng như gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con. Thế nhưng cũng có rất nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần massage, cho bé nghe nhạc là đủ mà không trò chuyện với bé, vô hình chung sẽ làm hạn chế khả năng giao tiếp của bé sau này.
𝟲. 𝗧𝗵𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝘅𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝘅𝗼𝗮 𝗯𝘂̣𝗻𝗴 𝗯𝗮̂̀𝘂
Ở tuần thai thứ 18-20 khi bé có cử động thai máy đầu tiên là lúc ba mẹ có thể bắt đầu thực hành thai giáo bằng xúc giác cho con, cụ thể là việc vuốt ve bụng bầu. Tuy nhiên, hành động xoa, vuốt mạnh tay và thường xuyên trên thành bụng, đặc biệt là khu vực đáy tử cung, có thể kích thích các cơn co tử cung gây ra sinh non hoặc sảy thai.
Mẹ bầu lưu ý không nên dùng cả bàn tay mà chỉ dùng ngón tay vuốt nhẹ thành bụng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, một hoặc hai lần một ngày và mỗi lần không quá 10 phút. Bên cạnh đó, không nhất thiết phải xoa bụng mà động tác ôm bụng và đi lại nhẹ nhàng hoặc vừa chạm tay lên bụng vừa trò chuyện cùng con cũng là cách giao tiếp hiệu quả, thể hiện tình cảm yêu thương bạn dành cho bé.
𝟳. 𝗧𝗵𝗮𝗶 𝗴𝗶𝗮́𝗼 𝗮́𝗻𝗵 𝘀𝗮́𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 đ𝘂́𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗼̛̀𝗶 đ𝗶𝗲̂̉𝗺
Nhiều mẹ đã chiếu đèn pin vào bụng khi con mới được 4-5 tháng thì điều đó hoàn toàn không nên. Thời điểm lý tương nhất là hãy bắt đầu từ tháng thứ 7 vì lúc này thị giác của con đã phát triển.
Nhiều mẹ dùng những dụng cụ không chuyên dụng, để ánh sáng quá mạnh từ các thiết bị đèn chiếu sáng sẽ làm bé khó thích nghi và không mang lại hiệu quả cao. Nhiều mẹ thường nghĩ thời gian thai giáo lâu sẽ giúp con phát triển được nhiều. Tuy nhiên quan niệm đó hoàn toàn sai lầm, việc thai giáo sáng sáng lâu khiến trẻ mệt và không có hứng thú trong những lần thai giáo tiếp theo.
𝟴. 𝗖𝗵𝘂̛𝗮 𝗰𝗵𝘂́ 𝘁𝗿𝗼̣𝗻𝗴 𝘀𝘂̛́𝗰 𝗸𝗵𝗼̉𝗲 𝗰𝘂̉𝗮 𝗺𝗲̣, 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝘁𝗿𝘂𝗻𝗴 𝗾𝘂𝗮́ 𝗻𝗵𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘃𝗮̀𝗼 𝘁𝗵𝗮𝗶 𝗴𝗶𝗮́𝗼 𝘁𝗿𝘂̛̣𝗰 𝘁𝗶𝗲̂́𝗽
Thai giáo trực tiếp là phương pháp sử dụng những thông tin bên ngoài tác động trực tiếp lên thai nhi, bao gồm các bài tập kích thích 5 giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác và thị giác của bé. Phương pháp thai giáo gián tiếp thì sẽ tập trung các biện pháp chăm sóc cơ thể và tinh thần người mẹ, từ đó giúp bé tiếp nhận được suy nghĩ, hành động và cảm xúc tích cực của mẹ.
Mẹ mới làm quen với thai giáo thường tập trung các bài tập trực tiếp cho bé nhưng lại quên mất bổ sung dinh dưỡng và các hoạt động tinh thần của mình. Mẹ ơi, nếu tâm trạng mẹ không tốt hoặc thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến bé, vì lúc này bé đang hấp thụ mọi dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đó. Mẹ hãy kết hợp cả hai phương pháp để tạo môi trường tâm sinh lý hoàn thiện cho bé, mẹ nhé.